This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Dầu Dừa Ép Nóng Hay Ép Lạnh Tốt Hơn?

Trước đây dầu dừa được gắn cái mác là gây hại cho cơ thể vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa axit Lauric – loại chất béo được cho là làm tăng lượngcholesterol không tốt cho sức khỏe. Vì vậy nó chỉ được dùng trong sản phẩm tẩy rửa, sát trùng ở các quốc gia tiên tiến mà không được dùng trong chế biến thực phẩm.Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây đã giúp dầu dừa gỡ đi cái mác oan ức này.Các axit béo trong dầu dừa chủ yếu là axit béo chuỗi trung bình, không những không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cho sức khỏe tốt hơn. Axit Lauric cũng được tìm thấy trong thành phần sữa mẹ, là nhân tố chính giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.


Hiện nay trên các diễn đàn làm đẹp các chị em đang có 2 luồng ý kiến trái chiều khi thảo luận về vấn đề: giữa dầu dừa ép lạnh và dầu dừa truyền thống (hand-made, ép nóng) cái nào tốt hơn? Một số chị em dẫn các nguồn thông tin từ các công ty thương mại sản xuất dầu dừa nói rằng “quá trình chiết suất dầu dừa truyền thống sử dụng nhiệt sẽ làm biến đổi các thành phần khoáng chất, chất béo trong dầu dừa dẫn đến làm mất đi những đặc tính hữu ích, có khi còn gây hại”. Tuy vậy, các công ty này lại không đưa ra được các nghiên cứu cụ thể để chứng minh cho tuyên bố của mình. Trong khi dầu dừa truyền thống đã được sử dụng trong ẩm thực và làm đẹp tại các xứ sở của dừa từ cách đây hàng trăm năm. Vậy giữa truyền thống và hiện đại cái nào đúng cái nào sai?

Trước khi đi vào tìm hiểu các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về các loại dầu dừa có trên thị trường và phương pháp sản xuất chúng.

Các loại dầu dừa:

Dầu dừa RBD: là cụm từ viết tắt của tinh chế, tẩy trắng, và khử mùi. Hơi nước được sử dụng để khử mùi dầu, dầu thường được lọc qua (tẩy trắng) đất sét để loại bỏ tạp chất. Đây là cách phổ biến nhất để sản xuất dầu dừa số lượng lớn.Nó không tốt như dầu dừa tinh khiết, nhưng nó là lý tưởng cho việc nấu nướng và mục đích thẩm mỹ. Loại này thường không còn hương vị đặc trưng của dầu dừa nữa.

Dầu dừa Hiđro hóa: Lượng nhỏ chất béo không bão hòa trong dầu dừa được hiđro hóa nên nó có thể tồn tại ở thể rắn ở nhiệt độ cao hơn so với dầu dừa thông thường. Nó thường được dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

Dầu dừa lỏng: là một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, nó được quảng cáo là có thể ăn được và tồn tại ở thể lỏng ngay cả khi bạn bảo quản nó trong tủ lạnh. Nó là một sản phẩm tinh chế cao, trong đó axit lauric  được loại bỏ ra khỏi hỗn hợp, nên chất lượng dinh dưỡng và khả năng  kháng khuẩn của nó không tốt bằng dầu dừa tinh chế.

Dầu dưa tinh khiết: Được chiết xuất hoàn toàn theo phương pháp vật lý mà không thông qua qua trình khử mùi, lọc hay tẩy trắng bằng hóa chất hoặc đất sét. Nó có mùi thơm ngọt ngào đặc trưng của dừa và còn giữ lại tối đa các lợi ích vốn có của dầu dừa. Dầu dừa tinh khiết có nhiều ứng dụng như: dầu ăn, dầu massage, sử dụng trong mỹ phẩm,…

Phương pháp chiết xuất dầu dừa tinh khiết:

Có hai phương pháp chính trong chiết xuất dầu dừa tinh khiết:
  1. Tinh dầu dừa được chiết xuất bằng cách ép tinh dầu ra khỏi cùi dừa đã sấy khô. Phương pháp này cho phép sản suất dầu dừa trên quy mô lớn (dầu dừa công nghiệp), mặc dù được sản suất hàng loạt nhưng nó có chất lượng cao hơn so với dầu dừa RBD.
  2. Tinh dầu dừa được chiết xuất từ cùi dừa tươi mà không qua sấy khô (phương pháp ướt phay). Theo phương pháp này, cùi dừa ban đầu được xay nhỏ ra, sau đó dưới áp lực của thiết bị cơ khí hoặc lực tác dụng của bàn tay nước cốt dừa (sữa dừa) được tách ra. Tiếp đó, áp dụng phương pháp thích hợp để tách dầu dừa ra khỏi nước cốt dừa. Các phương pháp phổ biến để tách tinh dầu dừa ở bước này là đun sôi, lên men, điện lạnh, sử dụng enzym và máy ly tâm.
Phương pháp ướt phay được phân thành hai loại chính là ép nòng và ép lạnh.
  • Ép nóng: Sữa dừa được để trong bình đậy kính sau đó được để lên men qua đêm.Nước có khối lượng riêng nặng hơn nên chìm xuống đáy bình, để lại một lớp tinh thể phía trên, cùng với một số chất rắn dừa. Sau đó, lớp hỗn hợp ở phía trên này sẽ được tách ra và đun nóng trong một khoảng thời gian cho đến khi các chất rắn dừa rơi xuống đáy nồi. Tới lúc này dầu sẽ được lọc và đóng chai.
  • Ép Lạnh: Nhìn vào sự thành công của ngành công nhiệp dầu olive, một số công ty bắt đầu sản xuất dầu dừa theo phương pháp ép lạnh. Người ta sử dụng máy ly tâm, điện lạnh, hay hoạt chất enzyme để chiết xuất tinh dầu dừa từ sữa cốt dừa mà không cần dùng đến nhiệt.

Ảnh hưởng của phương pháp chiết xuất đến chất lượng dầu dừa.

Năm 2008 một nghiên cứu được tiến hành ở Sri Lanka do Giáo Sư Kapila Seneviratne của Đại học  Kelania với tiêu đề “Comparison of the phenolic-dependent antioxidant properties of coconut oil extracted under cold and hot conditions” đã chỉ ra rằng nhiệt độ không những không gây hại cho dầu dừa mà còn làm tăng lượng chất phenolic chống oxy hóa.

Sữa dừa bao gồm nước và hợp chất hữu cơ (dầu dừa). Do bản chất phân cực của các chất phenolic nên nó bị hòa tan một phần trong nước.Ở phương pháp chiết xuất lạnh, do quá trình chiết xuất ở nhiệt độ thấp (khoảng 10 độ C) các chất phenolic không được liên kết vào dầu dừa mà vẫn tồn tại trong nước. Tuy nhiên, trong phương pháp chiết xuất nóng nhiệt độ của sữa dừa được đun nóng đến 100 độ C. Nồng độ các chất phenolic tăng khi nước bị bay hơi trong quá trình đun nóng. Nồng độ phenol cao hơn kết hợp với nhiệt độ cao thuận lợi cho sự liên kết các chất phenolic vào dầu dừa.Ngoài ra nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các chất phenolic trong dầu dừa được chiết xuất nóng có khả năng chống oxy hóa cao hơn so với chiết xuất lanh. Trong khi nồng độ axit béo trong hai loại dầu dừa là tương đương nhau, điều này được giải thích là do trong dầu dừa tỉ lệ thành phần axit béo bão hòa cao nên nó có nhiệt độ ổn định cao hơn so với một số loại dầu ăn khác.

Năm 2013, một  nghiên cứu khác  được tiến hành ở Ấn Độ, đã được công bố trên tạp chí Khoa học Thực Phẩm và Công nghệ sinh học với chủ đề “Hypocholesterimic effects of cold and hot extracted virgin coconut oil (VCO) in comparison to commercial coconut oil: Evidence from a male wistar albino rat model”. Nghiên cứu so sánh dầu dừa chiết xuất theo phương pháp ép lạnh (CEVCO) với dầu dừa chiết xuất theo phương pháp ép nóng (HEVCO)  và dầu dừa tinh chế (CCO). Thử nghiệm của họ cho thấy rằng " hoạt động chống oxy hóa trong các nhóm HEVCO là 80-87%, 65-70% trong CEVCO, và 35-45% trong CCO ." Các nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích ​​tại sao nhiệt lại là yếu tố cần thiết để sản xuất một lượng cao nhất chất chống oxy hóa trong dầu dừa tinh khiết. Và họ đã đưa ra kết luận rằng:

“Mức độ polyphenol (chất chống oxy hóa) tăng ở nhóm HEVCO có thể là do tăng giải phóng các polyphenol ràng buộc bởi hệ thống sưởi. Nước dừa là một nhũ tương của dầu và nước được ổn định bằng protein. Để thu hoạch dầu từ sữa dừa, thành phần protein có thể bị phá vỡ do nhiệt trong lò hơi có tường bao quanh đôi được gọi là một nồi VCO (một loại nồi được chế tạo bởi Viện nghiên cứu) dưới nhiệt chậm để cho phép các protein làm đông và phát hành dầu."

Nghiên cứu này, cũng giống như nhiều người khác, cho thấy rằng dầu dừa tinh khiết thực sự làm giảm nồng độ cholesterol LDL gây hại và nâng cao nồng độ HDL cholesterol có lợi cho tim mạch.
Ngoài ra có rất nhiều nghiên cứu khác mà tôi không tiện liệt kê ra hết ở đây.Các bạn quan tâm có thể đọc thêm ở phần tài liệu tham khảo.

Một quan niệm sai lầm là chỉ có dầu dừa tinh khiết ép lạnh mới tốt, còn các loại dầu dừa tinh khiết ép nóng, hay dầu dừa tinh chế (dầu dừa RBD ) thì không, và chúng còn có thể gây hại cho sức khỏe. Quan niệm này là không đúng sự thật. Những loại dầu này đang được tiêu thụ trên thị trường từ nhiều năm nay và là loại dầu ăn của hàng tỷ người. Nó đã được các thị trường khó tính như Mỹ và Tây Âu chấp nhận và tiêu thụ hơn hai thập kỷ qua, sau khi các nghiên cứu khoa học đã chứng minh dầu dừa tốt cho sức khỏe.

Khi bạn quyết định chọn mua một sản phẩm dầu dừaxin hãy đứng trên phương diện của một người tiêu dùng và tự hỏi bản thân mình đang cần dầu dừa cho mục đích gì? Nếu bạn cần cho việc nấu ăn, dầu dừa RBD, dầu dừa tinh khiết chiết xuất nóng, lạnh đều có thể đáp ứng. Nếu bạn cần một sản phẩm có khả năng  chống oxy hóa cao thì dầu dừa truyền thống(ép nóng) là một lựa chọn tuyệt vời.

Tài liệu  tham khảo:


1. “Effect of method of extraction on the qualityof coconut oil” by Kapilan N. Seneviratne from department of chemistry, University of Kelaniya, Kelaniya, Sri Lanka.

2. “Comparison of the phenolic-dependentantioxidant properties of coconut oil extracted under cold and hot conditions” by Kapilan N. Seneviratne from department of chemistry, University of Kelaniya, Kelaniya, Sri Lanka.

3. “Wet and dry extraction of coconut oil: impacton lipid metabolic and antioxidant status in cholesterol coadministered rats” by Nevin KG from Department of Biochemistry, University of Kerala, Kariavattom, Thiruvananthapuram, Kerala 695 581, India.

4. “Hypocholesterimic effects of cold and hotextracted virgin coconut oil (VCO) in comparison to commercial coconut oil:Evidence from a male wistar albino rat model”. By Yashi Srivastava from Cereals and Pulses Technology Division, Defence Food Research Laboratory, Mysore, 570011, India

5. “Antioxidantcapacity and phenolic acids of virgin coconut oil ” by Marina AM from Department of Food Technology, Faculty of Food Science and Technology, Universiti Putra Malaysia, Selangor, D.E., Malaysia.

6. “Physicochemical properties of virgincoconut oil extracted from different processing methods” by Mansor, T. S. T



Dầu Dừa_Dược Phẩm Chăm Sóc Da Toàn Diện

      Dầu dừa nổi tiếng khắp thế giới không chỉ vì nó là một loại dưỡng chất chăm sóc tóc hoàn hảo, hay là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mà còn vì nó là một loại dầu massage tuyệt vời, một dưỡng chất chăm sóc da hiệu quả. Ở Ấn độ và một số nơi có khí hậu nhiệt đới, nơi mà dừa hầu như có khắp mọi nơi, người dân bản địa thường lấy dầu dừa bôi lên da của họ vì tin rằng nó có thể bảo vệ làn da tránh khỏi các tia UV có hại từ mặt trời. Vậy, dầu dừa được chiết xuất hoàn toàn 100% từ thiên nhiên, không có phụ gia hay chất bảo quản độc hại, có thật sự là dưỡng chất bảo vệ làn da ở những nơi nóng nhất và nắng nhất trên thế giới tốt hơn cả các loại kem chống nắng trên thị trường hay không?


      Trước khi xác minh được điều đó và hiểu được lợi ích mà dầu dừa mạng lại cho làn da, hãy cùng chúng tôi khám phá thành phần và những thuộc tính đặc biệt đã làm cho nó trở thành sản phẩm hữu ích trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc da.

Thành phần chính:
Axit béo bão hòa:
      Hầu hết chúng ta đều nghĩ axit béo bão hòa là có hại cho cơ thể, bởi vì các chất béo chúng ta tiêu thụ là các axit béo chuỗi dài vốn cần được chia nhỏ trước khi chúng có thể được hấp thụ. Dầu dừa thì khác, với thành phần chứa tới hơn 50% axit béo chuỗi trung bình dầu dừa dễ dàng được cơ thể hấp thụ.
      Thành phần các loại axit béo trong dầu dừa như sau:
Loại axit béo
Tỉ lệ
Tính chất
Caproic Acid (6: 0)
0,6%
Chất béo bão hòa
Stearic Acid (18: 0)
3,46%
Chất béo bão hòa
Palmitic Acid (16: 0)
8.40%
Chất béo bão hòa
Palmitoleic acid (16: 1)
0.06%
MUFA
Oleic Acid (18: 1)
5.80%
MUFA
Linoleic Acid (18: 2)
0.90%
PUFA
Alpha Linolenic Acid (18: 3)
0,44%
PUFA
Myristic acid (14: 0)
16,23%
Chất béo bão hòa
Lauric Acid (12: 0)
48.03%
Chất béo bão hòa
Capric Acid (10: 0)
6.27%
Chất béo bão hòa
Caprylic Acid (8: 0)
7.64%
Chất béo bão hòa
       Màng tế bào được cấu tạo bởi ít nhất 50% chất béo bão hòa. Điều này là cần thiết để đảm bảo tế bào được vững chắc và toàn vẹn, đủ khả năng thực hiện chức năng của mình. Khi thoa dầu dừa lên da, các thành phần axit béo này nhanh chóng được da hấp thụ; hoặc khi dùng dầu dừa làm thực phẩm, axit béo được vận chuyển đến các tế bào da làm cho da khỏe mạnh và mịn màng, thu nhỏ lỗ chân lông. Axit béo cũng giữ lại độ ẩm cho da.

Axit Capric/ Caprylic/ lauric:
      Những axit này được tìm thấy trong thành phần của sữa mẹ, là những vi chất thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh khi nó được cơ thể chuyển đổi sang dạng monocaprins và monolaurins.
      Ba axit béo này có tính chất khử trùng và đặc tính kháng khuẩn mạnh nên khi bôi lên da dầu dừa sẽ bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở hoặc thông qua lỗ chân lông. 
     Axit lauric trong dầu dừa kết hợp với dầu oregano đã được chứng minh có hiệu quả trong việc chống lại các vi khuẩn tụ cầu hơn so với thuốc kháng sinh. Axit lauric cũng đã được chứng minh là có khả năng phòng ngừa một số bệnh ung thư.
     Hơn nữa, caprylic, capric và axit lauric dễ dàng bị phá vỡ và giải phóng ra năng lượng cung cấp cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả. Việc giải phóng năng lượng này cung cấp lượng năng lượng cần thiết cho cơ thể bạn khi vận động, đồng thời đốt đi lượng mỡ dư thừa, giúp giảm cân hợp lý. Những ai quan tâm đến lĩnh vực làm đẹp đều biết, giảm cân giúp bạn có được vóc dáng thon gọn như ý, nhưng nếu giảm cân quá nhanh và không đúng cách, đặc biệt giảm cân nhờ chế độ ăn kiêng khắt khe sẽ khiến cơ thể không đủ năng lượng và suy yếu, đồng thời xuất hiện các vết rạn khó chữa trên da. Với khả năng vừa đốt đi lượng mỡ thừa đáng ghét nhưng đồng thời vẫn cung cấp đủ năng lượng bổ sung cần thiết cho cơ thể, thêm vào đó là khả năng chống rạn da cũng như chữa những vết rạn da vừa mới xuất hiện thì dầu dừa thực sự là một vị cứu tinh trong việc giảm cân hiệu quả mà vẫn giữ được vẻ đẹp của làn da.
Vitamin E:
    Trong 100 gram dầu dừa chứa tới 0,1 mg vitamin E, tỉ lệ dưỡng chất này ít có sản phẩm nào sánh bằng. Là dưỡng chất thiết yếu cho một làn da khỏe mạnh, nó làm mờ và xóa đi những vết sẹo, vết thâm trên da, giữ làn da mịn màng và bảo vệ da không bị rạn nứt. Với đặc tính oxy hóa cao, Vitamin E ngăn ngừa lão hóa sớm và nếp nhăn cho da. Dầu dừa còn được xem là một loại kem chống lão hóa tốt nhất, hiệu quả nhất.
Protein:
     Giống như nước dừa, dầu dừa rất giàu protein. Những protein này giữ cho làn da khỏe mạnh và trẻ trung, cả cho những lớp tế bào da ở bên trong và bên ngoài. Protein cũng góp phần tăng cường sự khỏe mạnh của các mô tê bào và sửa chữa những mô tế bào bị tổn thương, cùng một loạt các hoạt động cần thiết khác trong cơ thể. Đối với những tế bào bị hư hỏng do những vết thương trên da, protein nhanh chóng sửa chữa và thay thế các tế bào này, làm cho làn da nhanh chóng trở lại bình thường và không để lại sẹo.
      Do những đặc tính tuyệt vời đó, dầu dừa được xem là mỹ phẩm tự nhiên, thân thiện với con người và là thành phần không thể thiếu trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da.

Chăm sóc da bằng dầu dừa:
Son dưỡng:
      Vào mùa đông đôi môi của bạn thường có những vết nứt do thời tiết lạnh giá, khiến nó không còn được căng mộng và gợi cảm, thậm chí làm bạn đau rát khó chịu. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng các loại son dưỡng tổng hợp, tuy nhiện các loại son tổng hợp này đều chứa một lượng nhỏ hợp chất độc hại nhất định (đặc biệt là chì), và như thế bạn đã vô tình nuốt độc chất vào cơ thể khi sử dụng son môi. Bạn có thể tự nhủ rằng lượng son bạn ăn vào là rất nhỏ, không đáng kể, nhưng cùng với thời gian lượng độc chất tích lũy trong cơ thể sẽ nhiều thêm, điều đó hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bạn chút nào.

       Trong trường hợp này, Dầu dừa là một sự thay thế lý tưởng. Nó tạo thành một lớp bảo vệ, giữ ẩm và chăm sóc các tế bào da, giúp bờ môi căng mộng và sexy. Nếu bạn có lỡ nuốt vào thì cũng không phải là vấn đề quan ngại, nó sẽ chỉ cung cấp cho bạn những lợi ích bổ sung, cho nên đường nào thì bạn cũng có lợi.

Dưỡng trắng da mặt:
·         Trộn đều dầu dừa, nước cốt chanh tươi, đường trắng theo tỷ lệ 2:1:1 rồi massage nhẹ nhàng theo hướng vòng tròn lên mặt, sau đó rửa mặt sạch với nước ấm, vừa có tác dụng dưỡng trắng da vừa tẩy da chết cực kỳ hiệu quả. Nên thực hiện đều đặn 2 lần/tuần.
·         Sử dụng kết hợp dầu dừa và sữa chua: Trộn đều 1 thìa dầu dừa với 2 thìa sữa chua được 1 hỗn hợp đồng nhất rồi massage nhẹ nhàng lên da trong 30 phút sau đó rửa mặt sạch với nước lạnh. Thực hiện 3 lần/1 tuần để phát huy tác dụng dưỡng trắng làm đẹp da từ dầu dừa.
·         Sử dụng kết hợp dầu dừa + mật ong + lòng trắng trứng gà: Bạn đánh tan 1 lòng trắng trứng gà rồi trộn đều với 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê dầu dừa sau đó thoa hỗn hợp này lên mặt, lớp này khô thoa tiếp lớp khác, khoảng 3 lớp là đạt yêu cầu, sau đó bạn nằm thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa mặt với nước ấm. Thực hiện đều đặn 3 lần/1 tuần làn da của bạn sẽ trở nên trắng mịn, căng tràn sức sống hơn mỗi ngày.

Dưỡng trắng da toàn thân:

  •    Bạn chỉ cần pha vài giọt dầu dừa vào nước tắm sẽ giúp cung cấp độ ẩm cho cơ thể, giúp da không bị khô và trắng sáng hẳn lên.
  •  Trộn dầu dừa vào sữa tắm hàng ngày để dưỡng trắng da toàn thân một cách hiệu quả nhất, bạn cho sữa tắm ra 1 hũ nhỏ + vài giọt dầu dừa rồi trộn đều và tắm nhé, mùi vừa thơm mà da cực min. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.
  •  Sau khi tắm xong, bạn hãy nhỏ vài giọt dầu dừa vào lòng bàn tay, xoa đều và thoa lên khắp cơ thể, sau đó masage nhẹ nhàng. Dùng thường xuyên mỗi ngày. Cách này không chỉ có tác dụng dưỡng trắng mà còn tạo nên lớp màng bảo vệ da rất hiệu quả.
  • Sử dụng kết hợp dầu dừa và muối tắm: Trộn một ít muối tắm + sữa tươi ko đường + vài giọt dầu dừa, sau khi tắm sữa tắm xong xoa hỗn hợp lên da 10 phút rồi massage nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh, sau đó tắm lại với nước sạch, cách này vừa giúp da trắng mịn, vừa tẩy da chết cực hiệu quả, lại vừa giữ ẩm cho da. Tuy nhiên việc tẩy da chết chỉ nên áp dụng 1-2 lần/tuần là đủ, làm quá nhiều lại không tốt cho da.
Dưỡng ẩm:
      Các tỉnh phía bắc của nước ta có mùa đông thực sự rất khắc nhiệt, nhiệt độ xuống khá thấp, đồng thời khí hậu khá hanh khô, nên làn da thường bị mất nước rất nghiêm trọng, khô ráp và thiếu sức sống.
      Dầu dừa với hơn 50% chất béo bão hòa, khi thoa lên da nó tạo thành một lớp bảo vệ giúp giữ lại độ ẩm trên da, khiến da mềm mại và mịn màng.

Chữa nứt gót chân:
     Nứt gót chân có thể xảy ra do mùa đông lạnh giá, do đặc thù công việc phải đi đứng nhiều, do béo phì hoặc mang thai,... Đây là chứng bệnh khá phổ biến đối với nhiều người, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

    Dầu dừa với đặc tính sát trùng, sát khuẩn cao giúp gót chân chống lại vi khuẩn xâm nhập, đồng thời với với hàm lượng protein, axits béo bảo hòa và vitanim E lớn sẽ giúp nhanh chóng tái tạo các mô tế bào bị tổn thương, dưỡng ẩm và làm mềm mại làn da ở gót chân.
    Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi tối trước khi ngủ bạn nên rửa sạch đôi chân của mình bằng nước ấm có pha một chút muối loãng, rồi thoa dầu dừa lên gót chân, sau đó mang vớ rộng để giữ ấm.  Buổi sáng thức dậy, rửa sạch đôi chân với nước ấm, sau một thời gian bạn sẽ thấy ngay hiệu quả.

Tẩy tế bào chết:
     Các sản phẩm tẩy da chết chỉ có tác dụng lấy đi lớp tế bào chết trên da bạn nhưng không có tác dụng dưỡng ẩm làm đẹp da trong khi dầu dừa lại có cả 2 tác dụng nêu trên. Ngoài cách sử dụng dầu dừa kết hợp muối tắm như đã nói ở trên, còn một cách đơn giản khác là tắm qua bằng nước ấm, trộn đều 1 thìa lớn đường nâu với 3 thìa dầu dừa rồi sử dụng hỗn hợp này massage nhẹ nhàng lên toàn bộ cơ thể trong 15 phút sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Hỗn hợp giúp lấy đi lớp da chết dư thừa và làm sạch các chất cặn bã ở lỗ chân lông mà không để lại cảm giác da bị kích ứng. Làn da của bạn sẽ trở lên mềm mại, trắng sáng và thu hẹp lỗ chân lông.

Xóa tan quầng thâm mắt:
     Để có thể thức dậy với gương mặt tươi trẻ, đôi mắt không bị quầng thâm, hãy dùng dầu dừa thoa lên vùng da xung quanh mắt kết hợp massage nhẹ nhàng rồi để qua đêm, dầu dừa có tác dụng đánh tan quầng thâm mắt rất hiệu quả và phù hợp với hầu hết các làn da được cho là nhạy cảm nhất.

Trị nám da:
      Cách trị nám da bằng dầu dừa đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều phụ nữ tin dùng bởi tính an toàn, hiệu quả, tiết kiệm mà không hề gây ra bất kỳ phản ứng phụ nào khác. Cách thức trị nám da bằng dầu dừa cũng cực kỳ đơn giản với 3 bước như sau:
Bước 1: Tẩy da chết bằng hỗn hợp đường nâu + dầu dừa để da có thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn;
Bước 2: Cho dầu vừa vào lòng bàn tay và massage vùng da bị nám theo hướng vòng tròn khoảng 30 phút;
Bước 3: Rửa mặt sạch bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ được chiết xuất từ tự nhiên.
Tẩy Trang:
      Mặc dù không phổ biến, nhưng nhiều phụ nữ đã bắt đầu sử dụng nó để loại bỏ đồ trang điểm trên khuôn mặt và đôi mắt mà không phải lo lắng chất tẩy trang sẽ xâm nhập vào vùng da mặt nhạy cảm như các loại chất tẩy khác.

Bệnh về da:
      Dầu dừa rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh về da như mụn trứng cá, vẩy nến, eczema. Vì các hoạt chất Axit Capric, axit Caprylic và axit lauric trong dầu dừa có khả năng chống vi khuẩn, virus rất tốt nên sẽ nhanh chóng tiêu diệt và loại bỏ những virus gây bệnh. Đồng thời với hàm lượng protein cao dầu dừa làm cho việc thay thế các tế bào bị bệnh hoặc chết bằng các tế bào khỏe mạnh khác trở nên nhanh chóng.

Một số lưu ý khi sử dụng dầu dừa:
      Dầu dừa có nhiệu độ  tan chảy khá thấp, khi ở nhiệt độ thấp dầu dừa đông đặc lại thành thể rắn, nhưng khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 25 độ C dầu dừa nhanh chóng tan chảy, nên dụng cụ chứa dầu của bạn cần được đậy kính để tránh đổ ra ngoài.
      Khi sử dụng dầu dừa, ngoài các cách tổng hợp như đã hướng dẫn ở trên, bạn chỉ cần lấy một ít dầu dừa để vào lòng bàn tay rồi chà xát với nhau sau đó bôi lên vùng da mà bạn mong muốn. Bạn cũng có thể để dầu dừa lên một miếng bông, rồi chà lên làn da của bạn. Bạn không cần phải dùng dầu dừa thường xuyên như các loại dầu chăm sóc da khác và bạn chỉ cần một lượng nhỏ để tạo lá chắn bảo vệ trên da của bạn nhưng có tác dụng kéo dài trong thời gian dài.
       Nhiều người cứ nghĩ dùng càng nhiều càng tốt, nhưng điều đó là không đúng trong trường hợp này. Da chỉ có thể hấp thụ một lượng dầu nhất định, lượng chất được hấp thụ này sẻ tạo ra một lớp bảo vệ không cho phép hấp thụ thêm dầu vào nữa, cho nên dùng quá nhiều dầu dừa lại gây tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như lỗ chân long bị bịt kín gây nên mụn trứng cá.

Tài liệu tham khảo:
1.     Vitamin E Content of-Vegetable Oils and Fats. by DAVID C. HERTING ANDEMMA-JANE E. DRURY
3.      Importance of n−3 fatty acids in health anddisease 1,2,3 . by From the Division of Endocrinology, Diabetes, and Clinical Nutrition, Oregon Health Sciences University, Portland.
5.     In Vitro AntimicrobialProperties of Coconut Oil on Candida Speciesin Ibadan, Nigeria by D.O. Ogbolu, A.A. Oni, O.A. Daini, and A.P. Oloko. Journal of Medicinal Food. June 2007.
6.     Anti-inflammatory, analgesic, and antipyreticactivities of virgin coconut oil by s. intahphuak, P. khonsung and A. Panthong


Dầu Dừa_Giải Pháp Chăm Sóc Tóc Hoàn Hảo

     Tại sao hàng triệu người lựa chọn dầu dừa là một giải pháp hoàn hảo cho mái tóc của mình? Nó có những công dụng gì? ... Đó là một vài trong số hàng trăm câu hỏi mà bạn đặt ra khi được giới thiệu về dầu dừa. Và bây giờ, hãy cùng chúng tôi khám phá những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại trước khi bạn áp dụng cho mái tóc của mình.
     Theo các nghiên cứu khoa học đã được công bố trên thế giới thì dầu dừa rất giàu carbolhydrate, các vitamin và khoáng chất, có thể nói nó là một sản phẩm cực tốt cho cơ thể. Một số thành phần trong dầu dừa giúp giữ cho tóc khỏe mạnh, nuôi dưỡng và bảo vệ các sợi tóc khỏi những ảnh hưởng của chứng lão hóa sớm, hói đầu và rụng tóc. Bạn sẽ không thể ngờ được những lợi ích tuyệt vời nhất mà dầu dừa có thể mang lại cho mái tóc của bạn.

Chống rụng tóc:
     Rụng tóc không chỉ là nỗi ám ảnh đối với nam giới mà còn là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Khi tóc bị xơ, chẻ ngọn hoặc bị nấm thì sẽ rụng rất nhiều khi chải, hoặc thậm chí là vuốt tóc. Việc đổi dầu gội thường xuyên hay việc sử dụng hoá chất lên tóc (uốn, nhuộm, ép…) cũng khiến tóc bị tổn thương dẫn đến hiện tượng rụng tóc.
    Được đánh giá là loại dầu hiệu quả trong việc dưỡng da đầu và kích thích tóc mọc nhanh và dài hơn nên dầu dừa rất được ưa chuộng trong việc trị rụng tóc. Đặc biệt dầu dừa có tác dụng chống sự oxy hóa làm cho tóc của bạn luôn được bóng mượt và mọc dày hơn, giảm hẳn hiện tượng rụng tóc nhiều  sau 1 thời gian ngắn chăm sóc.
     Hỗn hợp nước cốt chanh, dầu dừa và mật ong không chỉ ngăn rụng tóc mà còn tăng độ dày cho tóc, nuôi dưỡng tóc hư tổn, giúp tóc bạn trở nên bóng mượt và đầy sức sống.
Cách dùng:
    Bạn cần chuẩn bị: hỗn hợp gồm 1/2 thìa canh dầu dừa, 1/2 thìa cà phê mật ong và 1/2 quả chanh. Trộn đều hỗn hợp và thoa đều lên tóc, ủ tóc khoảng 20 phút và sau đó gội sạch lại với nước và dầu gội, đảm bảo rằng tóc được sạch dầu và chân tóc không bị dầu bịt kín. Thực hiện cách làm này 2 đến 3 lần trong 1 tuần và khoảng sau 2 tuần bạn sẽ thấy kết quả rất bất ngờ.

Dưỡng tóc :
     Nếu tóc khoẻ, sợi tóc sẽ có hơn 70% trọng lượng là protein keratin. Thành phần này củng cố độ chắc khoẻ và cấu trúc của tóc. Protein dễ bị phá vỡ nhất khi bị can thiệp bởi các trị liệu hoá học như màu nhuộm. Khi đó lớp biểu bì phải mở ra để các hạt màu thấm vào bên trong tóc, làm đứt gãy các chuỗi protein, khiến tóc suy yếu. Tóc mỏng dần đi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự suy giảm của protein. Hãy chú ý đến mái tóc khi bạn đã nhuộm tới lần thứ 3 hay thứ 4: những sợi tóc dày có thể đã từ từ chuyển sang tóc mảnh mà bạn không hề để ý! Sự rụng tóc sẽ đến ngay sau đó.
     Dầu dừa rất giàu axit lauric, nó có ái lực cao với protein keratin, do có trọng lượng phân tử thấp nên nó dễ dáng thâm nhập vào thân tóc, giúp làm giảm sự mất mát protein làm cho tóc khỏe mạnh cứng cáp hơn.
    Trong dầu dừa chứa rất nhiều vitanin E có tác dụng chống lão hóa cho da và tóc rất tốt. Sử dụng một hỗn hợp được hâm nóng của dầu dừa và dầu hoa oải hương  cho mái tóc của bạn vào ban đêm, sau đó gội sạch vào sáng hôm sau, thực hiện trong một vài ngày sẽ cho bạn một mái tóc khỏe mạnh, lung linh, bồng bềnh đầy sức sống. Hỗn hợp có hương thơm dễ chịu và làm mát da đầu giúp bạn có một giấc ngủ ngon tạo tinh thần sảng khoái cho một ngày mới.
     Nếu không muốn mất quá nhiều thời gian bạn có thể dùng ngón tay hoặc bông gòn thoa dầu dừa lên da và tóc bạn sau đó dùng một chiếc lược để chải đều lại và ủ trong vòng 20 phút, rồi gội sạch cũng sẽ cho tác dụng tương tự.

Dưỡng ẩm:
     Bởi những sợi tóc rất bé nhỏ nên bạn thường dễ bị nhầm lẫn khi cho rằng tóc có thể hút ẩm dễ ợt. Không, cấu tạo của tóc không cho phép nước di chuyển dễ dàng như trong những chiếc ống. Thay vào đó, các phân tử nước gắn bó với chuỗi protein trong lớp giữa của tóc theo một cấu trúc siêu bền (nếu tóc chưa bao giờ trải qua xử lý hóa học hay nhiệt độ). Cặp bài trùng này được giữ trong thân tóc một cách an toàn và duy trì sự đàn hồi cho tóc. Hãy tưởng tượng, độ ẩm là nước và protein là đất, còn tóc là những cây non được trồng trên đó. Cấy non sẽ chết nếu thừa nước, thiếu đất hoặc ngược lại. Bởi vậy, sự cân bằng giữa độ ẩm và protein chính là chìa khóa cho mọi mái tóc khỏe mạnh.
      Nhưng thật khó tìm được một mái tóc nguyên bản trong ngày nay. Những trị liệu có can thiệp của hoá học như màu nhuộm, là ép hoặc các công cụ tạo kiểu sẽ ăn mòn các lớp biểu bì bảo vệ bên ngoài sợi tóc, tấn công vào lớp giữa, phá vỡ các chuỗi protein và đánh bật các phân tử nước ra khỏi sợi tóc. Khi cấu trúc không thấm nước bị suy giảm, phân tử nước dễ dàng bốc hơi vào không khí, vào nắng và gió. Trong một mái tóc khoẻ, các phân tử này chiếm 10- 15 % trọng lượng. Khi chúng biến mất xuống còn 5%, bạn có thể cảm nhận được ngay độ đàn hồi của tóc đã mất dần đi. Chúng dễ bị đứt gãy ngay khi bạn vừa kéo căng sợi tóc một cách nhẹ nhàng.
     Dầu dừa có khả năng giữ lại độ ẩm cao, vì nó không dễ bị phân hủy hay bay hơi, giữ được kết cấu ổn định. Khi sử dụng dầu dừa cho tóc, các phân tử dầu dừa liên kết với nhau tạo thành một lớp màng mỏng bao bọc quanh sợi tóc, không cho phép hơi nước thoát ra ngoài, do đó giữ tóc ẩm và mềm mại, ngăn ngừa gãy tóc.

Làm mát da đầu :
     Một số bạn có làn da đầu nóng hoặc ra mồ hôi nhiều làm cho bạn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, mồ hôi kết hợp với bụi bẩn trong môi trường sinh ra các mụn chân tóc, làm cho tóc dễ rụng, thiếu sức sống, khiến bạn không tự tin trong giao tiếp.
     Dầu dừa có tác dụng làm mát da đầu, kiềm chế tiết mồ hôi giúp da đầu luôn sạch sẽ, sảng khoái.

Trị Gàu:  
    Gàu tuy không là loại bệnh nguy hiểm nhưng thường gây cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu và mất thẩm mỹ. Không ít người, nhất là các bạn trẻ mất tự tin trong giao tiếp khi thấy gàu rơi xuống đầy vai áo. Khó chịu hơn khi căn bệnh này cứ tái đi tái lại dù đã dùng rất nhiều cách chữa trị.
   Có rất nhiều nguyên nhân sinh ra gàu, có thể là do nấm, sử dụng các chất hóa học, mất cân bằng hormone, chế độ ăn uống giàu mỡ động vật, đặc biệt là tình trạng lo lắng, stress, ô nhiễm môi trường…
    Các axit béo khác nhau có trong dầu dừa có tác dụng chống gàu rất tốt và tốt hơn nhiều so với bất kỳ loại dầu gội trị gàu trên thị trường. Dùng thường xuyên dầu dừa sẽ làm cho gàu không còn quay trở lại. 
Cách dùng:
      Pha dầu dừa với nước ấm hoặc dầu thầu dầu, rồi dùng hỗn hợp này để gội và massage da đầu, mang lại cho bạn cảm giác thư giãn và một  làn da sạch sẽ cùng mái tóc óng mượt đầy sức sống.
    Nếu bạn muốn nhanh chóng loại gàu ra khỏi mối bận tâm của bạn, bạn có thể dùng hỗn hợp dầu dừa và dầu mè. Thoa hỗn hợp này lên da đầu rồi ủ trong vòng 30 phút, sau đó gội sạch bằng nước ấm, bạn sẽ ngay lập tức nhận thấy sự khác biệt.

Chẻ ngọn:
    Do lạm dụng các sản phẩm tổng hợp để làm đẹp như nhuộm, hấp, ép, sấy,… kết hợp với sử dụng dầu gội không đúng làm cho tóc bạn ngày trở nên khô rối, dễ gãy và chẻ ngọn.
    Một cách nhanh nhất để loại bỏ vấn đề này là tỉa đi phần ngọn tóc bị chẻ, nhưng  nhanh chóng chẻ ngọn lại quay trở lại nếu bạn không có biện pháp chửa trị tận gốc. Nguyên nhân chính gây ra chẻ ngọn là tóc thiếu độ ẩm cần thiết. Với khả năng tạo lớp màng bao bọc giữ ẩm cho tóc, dầu dừa giúp mái tóc của bạn trở nên óng mượt và không còn nổi lo chẻ ngọn . Bạn có thể sử dụng hỗn hợp dầu dừa và dầu hạnh nhân để tăng cường tác dụng.

Diệt chấy (chí):
    Ngày nay chấy không còn là một vấn nạn, do chất lượng cuộc sống nâng cao, và các loại dầu gội tổng hợp ngày càng phổ biến và thông dụng. Nhưng đi kèm với nó là tác hại của các chất hóa học lên da đầu và tóc của bạn. Thật không may trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị chấy rận tấn công do cùng sinh hoạt chung tại nhà trẻ.
   Dầu dừa tinh khiết rất hữu ích trong việc ngăn ngừa chấy bởi bản chất nhờn của nó không cho phép các sinh vật nhỏ dễ dàng làm tổ trên da đầu. Nếu trứng của chấy dính vào tóc thì vòng đời của nó sẽ chấm dứt một cách hiệu quả. Hàm lượng Axit Lauric trong dầu dừa khá cao có khả năng kháng nấm, tiêu diệt được các vi khuẩn. Điều này rất có ý nghĩa trong việc điều trị chấy rận. Dầu dừa tinh khiết sẽ thẩm thấu nhanh vào chân tóc và “bóp chết” chấy rận không cho chúng đẻ trứng và phát triển trên tóc.
Cách dùng:
     Dùng lược (loại dùng để chải chấy) nhúng vào dầu dừa tinh khiết và chải đều lên tóc. Để trong khoảng 30 phút cho dầu dừa phát huy tác dụng. Sau đó gội sạch tóc.

Mụn nhọt:
    Mụn ở da đầu là bệnh viêm chân tóc hay gặp ở những người đầu nhiều dầu do vi khuẩn liên tụ cầu proteus hoặc nấm trichophyton gây nên. Những người lao động vất vả đầu tóc luôn đẫm mồ hôi, bụi bặm mà ít được tắm gội hay thậm chí người gội quá nhiều, dùng dầu gội có độ tẩy gàu cao, có thói quen hay cào/vò đầu làm xây xước da đầu mà dẫn đến viêm chân tóc.
   Tinh dầu dừa chứa có 18% là axit Capric và axit lauric, là 2 loại hoạt chất không thể thiếu trong các dung dịch kháng viêm khử trùng. Chính vì vậy việc sử dụng thường xuyên dầu dừa cho mái tóc của bạn sẽ rất tốt cho da đầu và chân tóc giúp loại bỏ các vấn đề mà mụn nhọt gây ra.
   Những lợi ích mà dầu dừa mang lại cho mái tóc của bạn không còn gì phải bàn cãi, nhưng nó cũng không thể hoàn toàn thay thế cho dầu gội trong việc làm sạch mái tóc của bạn. Cho nên bạn có thể pha một ít dầu dừa và dầu gội mà bạn ưa thích để sử dụng hàng ngày là một giải pháp tiện lợi giúp bạn vừa dưỡng tóc lại có một mái tóc sạch.
    Có thể thấy sử dụng dầu dừa đúng cách sẽ mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho bạn. Nhưng nếu bạn quá bận rộn hoặc là có làn da nhạy cảm không phù hợp với dầu dừa thì cũng không cần quá áp lực về điều đó, chỉ cần bạn giữ cho mái tóc luôn sạch sẽ, ăn uống đủ chất và sử dụng các biện pháp làm đẹp mà không làm phá vở kết cấu của tóc thì bạn cũng có thể tự tin với một mái tóc khỏe mạnh.
    Mái tóc là góc con người, hãy làm cho mái tóc của mình luôn đẹp và cuốn hút. Good luck and Happy!


Tác Dụng Đa Năng Của Dầu Tràm

Tinh dầu Tràm được chiết xuất từ cành và lá của cây tràm (tên khoa học là  Melaleuca cajeputi) thông qua quá trình chưng cất hơi nước. Các thành phần chính của dầu tràm là caryophyllene, Alpha pinen, Beta pinen, limonene, Alpha terpinene-, Alpha Terpineol, Gamma terpinene-, Terpinolene, Terpineol, cineole, xymen, linalool, và Myrcene.

Lợi ích sức khỏe của dầu tràm
Dầu Tràm không phải là một loại thực phẩm, tuy nhiên nó lại có nhiều công dụng trong chữa bệnh nên chúng ta có thể sử dụng dầu tràm cho nhiều mục đích khác nhau.
Tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ phong thấp và giảm đau. Tinh dầu Tràm gió có tính sát khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên thường được dùng làm chất diệt khuẩn, diệt côn trùng, thuốc chống sung huyết, giảm đau, long đờm, hạ sốt, chống co thắt, đau đầu, chất kích thích, thuốc bổ, bài tiết mồ hôi. Tinh dầu Tràm còn được dùng trong mỹ phẩm và làm đẹp.
Các Bệnh về đường hô hấp:
Giống như dầu khuynh diệp, dầu tràm cũng là một loại thuốc thông mũi và long đờm. Nó có khả năng mang lại tác dụng ngay lập tức khi dùng để trị triệu chứng tắc nghẽn ở mũi, cổ họng và các cơ quan hô hấp khác, cũng như khi đối phó với các vấn đề về ho, nhiễm trùng, viêm thanh quản, viêm họng và viêm phế quản. Nó cũng giúp loại bỏ các chất nhầy.
Cách dùng: bạn có thể cho một ít tinh dầu nguyên chất vào đèn xông tinh dầu, hương thơm của nó hòa quyện vào không khí, tạo nên cảm giác thư giãn, dễ chịu khi hít thở và bạn sẽ cảm thấy không còn nghẹt mũi. Kiểu trị liệu này cũng có thể hữu ích trong điều trị bệnh hen suyễn cho một số bệnh nhân vì dầu tràm là một chất chống co thắt. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân hen suyễn khác thì việc này lại gây ra tác dụng ngược lại: làm bệnh trầm trọng thêm hoặc thậm chí là kích hoạt cơn hen suyễn, bởi vì bản thân dầu tràm cũng là một chất kích thích. Bởi vậy, những người bị hen suyễn nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu tràm.
Sát trùng, diệt khuẩn:
Đây là có lẽ là tác dụng quý giá nhất của Dầu Tràm. Nó rất hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm, chẳng hạn như bệnh uốn ván (vi khuẩn), cúm (virus) và các bệnh truyền nhiễm như dịch tả và thương hàn.
Cách dùng: cho thêm một lượng nhỏ nước sạch vào tinh dầu rồi dùng nó để rửa vết thương, vết cắt, vết xước và vết bỏng. Điều này giúp phòng ngừa vết thương bị nhiễm trùng, uốn ván.
Hạ sốt:
Nếu bị sốt do các bệnh nhiễm trùng, sốt xuất huyết, … chúng ta có thể sử dụng dầu tràm như một giải pháp hạ sốt hữu hiệu.
Cách dùng: cho khoảng 20 giọt dầu tràm vào 2 lít nước ấm, sau đó dùng một khăn cotton nhúng vào dung dịch trên rồi lau lên cơ thể của người bệnh. Nó có tác dụng làm mát cơ thể, hạ sốt. Tuy nhiên, không sử dụng phương pháp này cho người đang bị ớn lạnh.
Giảm đau:
Dầu tràm được ứng dụng nhiều trong việc giảm đau. Bạn có thể sử dụng dầu tràm để làm dịu các cơn đau do chấn thương, viêm khớp, bệnh gút, đau lưng và thậm chí cả các vấn đề thần kinh như đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh và viêm dây thần kinh.
Cách dùng: lấy một ít dầu tràm nguyên chất hoặc pha với một loại dầu khác như dầu ô liu rồi xoa bóp vào vị trí đau, tránh không để dầu rơi vào mắt khi sử dụng. Do có đặc tính nóng nên dầu tràm làm cho vùng bị đau ấm lên và gây tê do đó làm dịu cơn đau một thời gian. Nhờ có tác dụng chống viêm nên việc thường xuyên sử dụng dầu tràm sẽ giúp giảm đau kéo dài.
Chữa viêm xoang:
Thêm khoảng 20 giọt dầu tràm vào một cốc nước sôi và hít hơi nước chứa tính dầu này sẽ giúp thông xoang và giảm nhẹ các cơn đau đầu do viêm xoang gây ra.
Chữa đau răng:
Dầu tràm có tác dụng tương tự như dầu cây đinh hương trong việc làm giảm đau răng. Thấm một vài giọt tinh dầu tràm trên một miếng bông. Đặt miếng bông này ở giữa vị trí các răng đau. Điều này làm giảm rất nhanh cơn đau răng và có tác dụng kéo dài trong một vài giờ. Nó cũng tẩy sạch răng và giết chết nhiều vi khuẩn trong miệng.
Đuổi côn trùng và trị ghẻ:
Dầu tràm rất hiệu quả trong việc tiêu diệt và xua đuổi côn trùng. Đặc tính diệt côn trùng của nó rất mạnh, dung dịch pha loãng của nó có thể được phun hoặc cho bay hơi để xua đuổi muỗi, kiến và nhiều loại khác. Nếu nhúng lưới chống muỗi trong dung dịch của dầu tràm sẽ tăng hiệu quả đuổi muỗi. Dầu tràm pha loãng cũng có thể dùng thoa lên cơ thể để chống côn trùng.
Trị mụn, làm sạch da:
Dầu tràm làm mềm và làm sáng da trong khi vẫn bảo vệ da không bị nhiễm trùng, do đó nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các loại kem sát trùng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm sạch lớp dầu trên mặt giúp làm sạch da nhờn. Có thể xem dầu tràm là một loại thuốc dưỡng da hiệu quả.

Với tác dụng sát trùng, chống viêm. Dầu tràm cũng là một chất giúp loại bỏ các rắc rối về mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Chỉ cần thêm vài giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt hoặc pha loãng với nước ấm để rửa mặt hằng ngày sẽ cho bạn một làn da khỏe mạnh, sáng bóng và đầy sức sống.
Thư giãn, cân bằng cơ thể:
Dầu tràm là một loại dầu hương liệu thiết yếu. Nó được sử dụng để giảm bớt stress, cải thiện sự tập trung. Người ta có thể sử dụng nó để luôn tỉnh táo. Nó cũng có thể hữu ích trong việc tống khứ đi sự lo lắng và bồi dưỡng những cảm xúc tích cực. Khi được khuếch tán trong không khí, dầu tràm là một giải pháp chống buồn nôn, ói mửa. Nó làm dịu dị ứng từ vật nuôi.
Chất kích thích bài tiết mồ hôi: 
Dầu tràm kích thích các bộ phận cơ thể, tạo ra hiệu ứng nóng lên, thúc đẩy lưu thông và kích hoạt dịch tiết. Là một chất kích thích, nó cũng kích thích tuyến Eccrine  (có nhiệm vụ thúc đẩy và đổ mồ hôi), do đó giúp tăng cường bài tiết mồ hôi. Những tác động này rất có lợi cho cơ thể vì chúng là rất cần thiết trong việc loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
Bảo Quản:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm giả, kém chất lượng. Dầu tràm trên thị trường thường được pha trộn với dầu khuynh diệp, dầu long não, dầu hỏa,... Vì vậy khi mua để sử dụng bạn nên đảm bảo rằng các sản phẩm được chiết xuất 100% từ cây tràm. Tinh dầu này cần phải được bảo quản trong một môi trường lạnh, tránh xa ánh sáng mặt trời.
Tác dụng phụ:
Dầu tràm là một chất kích thích mạnh nếu được sử dụng với liều lượng lớn. Vì vậy, nên pha loãng trước khi sử dụng.
Hiện nay chưa có thông tin về sự tương tác của dầu tràm với thuốc.
Tài liệu tham khảo:
1. Antibacterial Properties of Vietnamese Cajuput Oil. Nguyen Duy Cuong et. al. Journal of Essential Oil Research
2. Essential oils of tropical Asteromyrtus, Callistemon and Melaleuca species: in search of interesting oils with commercial potential. Brophy, J. J.; Doran, J. C.
3. Repellency effect of forty-one essential oils against Aedes, Anopheles, and Culex mosquitoes. Abdelkrim Amer, Heinz Mehlhorn. Parasitology Research
4. Aromatherapy Science: A Guide for Healthcare Professionals. By Maria Lis-Balchin
5. Essential Leaf Oils from Melaleuca cajuputi. J.H. Kim et. al.


Bài viết liên quan: