Tác Dụng Đa Năng Của Dầu Tràm

Tinh dầu Tràm được chiết xuất từ cành và lá của cây tràm (tên khoa học là  Melaleuca cajeputi) thông qua quá trình chưng cất hơi nước. Các thành phần chính của dầu tràm là caryophyllene, Alpha pinen, Beta pinen, limonene, Alpha terpinene-, Alpha Terpineol, Gamma terpinene-, Terpinolene, Terpineol, cineole, xymen, linalool, và Myrcene.

Lợi ích sức khỏe của dầu tràm
Dầu Tràm không phải là một loại thực phẩm, tuy nhiên nó lại có nhiều công dụng trong chữa bệnh nên chúng ta có thể sử dụng dầu tràm cho nhiều mục đích khác nhau.
Tràm gió có vị cay, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ phong thấp và giảm đau. Tinh dầu Tràm gió có tính sát khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên thường được dùng làm chất diệt khuẩn, diệt côn trùng, thuốc chống sung huyết, giảm đau, long đờm, hạ sốt, chống co thắt, đau đầu, chất kích thích, thuốc bổ, bài tiết mồ hôi. Tinh dầu Tràm còn được dùng trong mỹ phẩm và làm đẹp.
Các Bệnh về đường hô hấp:
Giống như dầu khuynh diệp, dầu tràm cũng là một loại thuốc thông mũi và long đờm. Nó có khả năng mang lại tác dụng ngay lập tức khi dùng để trị triệu chứng tắc nghẽn ở mũi, cổ họng và các cơ quan hô hấp khác, cũng như khi đối phó với các vấn đề về ho, nhiễm trùng, viêm thanh quản, viêm họng và viêm phế quản. Nó cũng giúp loại bỏ các chất nhầy.
Cách dùng: bạn có thể cho một ít tinh dầu nguyên chất vào đèn xông tinh dầu, hương thơm của nó hòa quyện vào không khí, tạo nên cảm giác thư giãn, dễ chịu khi hít thở và bạn sẽ cảm thấy không còn nghẹt mũi. Kiểu trị liệu này cũng có thể hữu ích trong điều trị bệnh hen suyễn cho một số bệnh nhân vì dầu tràm là một chất chống co thắt. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân hen suyễn khác thì việc này lại gây ra tác dụng ngược lại: làm bệnh trầm trọng thêm hoặc thậm chí là kích hoạt cơn hen suyễn, bởi vì bản thân dầu tràm cũng là một chất kích thích. Bởi vậy, những người bị hen suyễn nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu tràm.
Sát trùng, diệt khuẩn:
Đây là có lẽ là tác dụng quý giá nhất của Dầu Tràm. Nó rất hiệu quả trong việc chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và nấm, chẳng hạn như bệnh uốn ván (vi khuẩn), cúm (virus) và các bệnh truyền nhiễm như dịch tả và thương hàn.
Cách dùng: cho thêm một lượng nhỏ nước sạch vào tinh dầu rồi dùng nó để rửa vết thương, vết cắt, vết xước và vết bỏng. Điều này giúp phòng ngừa vết thương bị nhiễm trùng, uốn ván.
Hạ sốt:
Nếu bị sốt do các bệnh nhiễm trùng, sốt xuất huyết, … chúng ta có thể sử dụng dầu tràm như một giải pháp hạ sốt hữu hiệu.
Cách dùng: cho khoảng 20 giọt dầu tràm vào 2 lít nước ấm, sau đó dùng một khăn cotton nhúng vào dung dịch trên rồi lau lên cơ thể của người bệnh. Nó có tác dụng làm mát cơ thể, hạ sốt. Tuy nhiên, không sử dụng phương pháp này cho người đang bị ớn lạnh.
Giảm đau:
Dầu tràm được ứng dụng nhiều trong việc giảm đau. Bạn có thể sử dụng dầu tràm để làm dịu các cơn đau do chấn thương, viêm khớp, bệnh gút, đau lưng và thậm chí cả các vấn đề thần kinh như đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh và viêm dây thần kinh.
Cách dùng: lấy một ít dầu tràm nguyên chất hoặc pha với một loại dầu khác như dầu ô liu rồi xoa bóp vào vị trí đau, tránh không để dầu rơi vào mắt khi sử dụng. Do có đặc tính nóng nên dầu tràm làm cho vùng bị đau ấm lên và gây tê do đó làm dịu cơn đau một thời gian. Nhờ có tác dụng chống viêm nên việc thường xuyên sử dụng dầu tràm sẽ giúp giảm đau kéo dài.
Chữa viêm xoang:
Thêm khoảng 20 giọt dầu tràm vào một cốc nước sôi và hít hơi nước chứa tính dầu này sẽ giúp thông xoang và giảm nhẹ các cơn đau đầu do viêm xoang gây ra.
Chữa đau răng:
Dầu tràm có tác dụng tương tự như dầu cây đinh hương trong việc làm giảm đau răng. Thấm một vài giọt tinh dầu tràm trên một miếng bông. Đặt miếng bông này ở giữa vị trí các răng đau. Điều này làm giảm rất nhanh cơn đau răng và có tác dụng kéo dài trong một vài giờ. Nó cũng tẩy sạch răng và giết chết nhiều vi khuẩn trong miệng.
Đuổi côn trùng và trị ghẻ:
Dầu tràm rất hiệu quả trong việc tiêu diệt và xua đuổi côn trùng. Đặc tính diệt côn trùng của nó rất mạnh, dung dịch pha loãng của nó có thể được phun hoặc cho bay hơi để xua đuổi muỗi, kiến và nhiều loại khác. Nếu nhúng lưới chống muỗi trong dung dịch của dầu tràm sẽ tăng hiệu quả đuổi muỗi. Dầu tràm pha loãng cũng có thể dùng thoa lên cơ thể để chống côn trùng.
Trị mụn, làm sạch da:
Dầu tràm làm mềm và làm sáng da trong khi vẫn bảo vệ da không bị nhiễm trùng, do đó nó được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm và các loại kem sát trùng. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm sạch lớp dầu trên mặt giúp làm sạch da nhờn. Có thể xem dầu tràm là một loại thuốc dưỡng da hiệu quả.

Với tác dụng sát trùng, chống viêm. Dầu tràm cũng là một chất giúp loại bỏ các rắc rối về mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Chỉ cần thêm vài giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt hoặc pha loãng với nước ấm để rửa mặt hằng ngày sẽ cho bạn một làn da khỏe mạnh, sáng bóng và đầy sức sống.
Thư giãn, cân bằng cơ thể:
Dầu tràm là một loại dầu hương liệu thiết yếu. Nó được sử dụng để giảm bớt stress, cải thiện sự tập trung. Người ta có thể sử dụng nó để luôn tỉnh táo. Nó cũng có thể hữu ích trong việc tống khứ đi sự lo lắng và bồi dưỡng những cảm xúc tích cực. Khi được khuếch tán trong không khí, dầu tràm là một giải pháp chống buồn nôn, ói mửa. Nó làm dịu dị ứng từ vật nuôi.
Chất kích thích bài tiết mồ hôi: 
Dầu tràm kích thích các bộ phận cơ thể, tạo ra hiệu ứng nóng lên, thúc đẩy lưu thông và kích hoạt dịch tiết. Là một chất kích thích, nó cũng kích thích tuyến Eccrine  (có nhiệm vụ thúc đẩy và đổ mồ hôi), do đó giúp tăng cường bài tiết mồ hôi. Những tác động này rất có lợi cho cơ thể vì chúng là rất cần thiết trong việc loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể.
Bảo Quản:
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm làm giả, kém chất lượng. Dầu tràm trên thị trường thường được pha trộn với dầu khuynh diệp, dầu long não, dầu hỏa,... Vì vậy khi mua để sử dụng bạn nên đảm bảo rằng các sản phẩm được chiết xuất 100% từ cây tràm. Tinh dầu này cần phải được bảo quản trong một môi trường lạnh, tránh xa ánh sáng mặt trời.
Tác dụng phụ:
Dầu tràm là một chất kích thích mạnh nếu được sử dụng với liều lượng lớn. Vì vậy, nên pha loãng trước khi sử dụng.
Hiện nay chưa có thông tin về sự tương tác của dầu tràm với thuốc.
Tài liệu tham khảo:
1. Antibacterial Properties of Vietnamese Cajuput Oil. Nguyen Duy Cuong et. al. Journal of Essential Oil Research
2. Essential oils of tropical Asteromyrtus, Callistemon and Melaleuca species: in search of interesting oils with commercial potential. Brophy, J. J.; Doran, J. C.
3. Repellency effect of forty-one essential oils against Aedes, Anopheles, and Culex mosquitoes. Abdelkrim Amer, Heinz Mehlhorn. Parasitology Research
4. Aromatherapy Science: A Guide for Healthcare Professionals. By Maria Lis-Balchin
5. Essential Leaf Oils from Melaleuca cajuputi. J.H. Kim et. al.


Bài viết liên quan: